月別アーカイブ: 2017年9月

Bước ra từ cuộc thi Olympia năm 2006, Nga theo học RMIT và tốt nghiệp ngành Thương mại nhưng cuối cùng lại chọn gắn bó với nghề xăm. Cú chuyển mình ngoạn mục này không khiến cô trở nên bất cần hay ngông ghênh trước cuộc đời mà cho Nga những chiêm nghiệm hay ho, góp nhặt câu chuyện của người khác làm vốn sống cho mình.

“Năm ngoái, mình có làm sự kiện về nghĩa của hình xăm dấu chấm phẩy. Hình xăm bé và đơn giản thôi nhưng nó là biểu trưng cho sức khoẻ tâm thần. Dấu chấm phẩy có ý nghĩa đáng lẽ người xăm có thể dùng dấu chấm hết để kết thúc mọi chuyện, song cuối cùng lại quyết định dùng dấu chấm phẩy để viết tiếp cuộc đời mình. Phần lớn, những bạn xăm hình này từng có vấn đề về sức khoẻ tinh thần hoặc trầm cảm, thậm chí là ý muốn tự tử.Mình cũng có một nhóm khách hàng là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại trung tâm cứu hộ gấu ở Tam đảo. Các bạn ấy dành rất nhiều năm để cứu hộ động vật và sống trong môi trường thiếu thốn, cách xa gia đình, bạn bè và đôi khi hy sinh cả hạnh phúc cá nhân (cả vợ lẫn chồng) để làm sứ mệnh cao cả. Mình chọn mực xăm vegan – hoàn toàn không sử dụng sản phẩm từ động vật và thử nghiệm trên động vật – để xăm cho họ.”

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Nga rẽ hướng sang nghề xăm khi vài năm làm công việc ổn định trong một tập đoàn lớn.

Lương Việt Nga (sinh năm 1990, tại Thanh Hóa), từ tốn kể về những câu chuyện làm nghề mà cô tâm đắc. Qua đoan tâm sự này, bạn có đoán được Nga đang làm công việc gì không?

Là nghề xăm hình nhưng lại có chút gì đó thiên về tâm lý học. Mỗi lần chấm một dấu mực lên người khách hàng, Nga như cố gắng nhập tâm để sống chung với họ một đoạn đời qua những lời kể như thế. Và rồi cô thay họ lưu lại câu chuyện đời mình trên da thịt.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Những hình xăm của Nga khiến các chuyên gia nước ngoài làm việc tại trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo rất hài lòng.

Một điều bất ngờ, nữ thợ xăm từng tốt nghiệp ngành Thương mại, Đại học Quốc tế RMIT và là cựu thí sinh của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 7. Nga làm việc cho một công ty Bất động sản của nước ngoài từ trước khi tốt nghiệp. Ra trường, cô đầu quân cho một Tập đoàn Viễn thông lớn trong suốt 3 năm, nhận lương hơn nghìn đô.

Giữa lúc có một cuộc sống được xã hội gọi là “ổn định”, có một công việc tương lai thăng tiến cao, mối quan hệ với gia đình hay bạn bè đều tốt, thì bản thân cô lại không thấy hạnh phúc. Nga quyết định dừng lại để đi tìm thứ khiến mình hạnh phúc. Cô quả quyết: “Nếu mình không cứu bản thân mình thì chẳng ai cứu được mình nữa”.

Bước từ định nghĩa “con ngoan, trò giỏi” đến phòng xăm

11 năm trước, Nga là thí sinh dừng chân tại cuộc thi tuần của sân chơi tri thức “hot” nhất thời điểm bấy giờ “Đường lên đỉnh Olympia”. Cũng giống như những bạn trẻ bước chân vào cuộc thi và đồng hành với chương trình (dẫu chỉ một đoạn ngắn), Nga chính là định nghĩa “con ngoan, trò giỏi” trong mắt nhiều phụ huynh.

Rất nhiều năm về sau, trải qua những thăng trầm cuộc sống – vấp ngã để trưởng thành, Nga vẫn nhìn về Olympia với ánh mắt đầy yêu thương: “Đó là một gia đình, mọi người vẫn luôn quan tâm theo dõi nhau trong cuộc sống và mình cũng có một số bạn rất thân từ sau khi tham gia cuộc thi này!”.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Nga từng là thí sinh cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7.

Trong số những bạn bè được Nga gọi là rất thân ấy có nhiều cá nhân gặt hái được thành công nổi trội trong sự nghiệp, gia đình hạnh phúc viên mãn, cuộc sống định cư ở nước ngoài… duy chỉ có Nga là người chọn đi con đường đặc biệt nhất: Bỏ việc lương nghìn đô dấn thân vào nghề xăm hình.

Với Nga, lựa chọn này không phải là một sự nổi loạn hay cố gắng trở nên khác biệt trong thế giới “con ngoan, trò giỏi” mà cô từng là một gương mặt đại diện. Cô gái Thanh Hóa chọn nghề xăm như bất cứ người trẻ nào tìm đến một công việc bình thường mà họ yêu thích. Dĩ nhiên là, trong quá trình làm nghề họ phải vừa thoả mãn được sở thích vừa kiếm được tiền nuôi sống bản thân.

“Công việc đối với mình, quan trọng nhất là phù hợp. Nghề xăm mang lại cho mình sự tự do, tự làm chủ chính mình và thời gian của mình. Việc để lại dấu ấn trên một người khác, nói thế nào nhỉ, nó là cái cảm giác hãnh diện xen lẫn hạnh phúc khi ai đó không phải là người thân của bạn nhưng lại tin tưởng để bạn thay đổi diện mạo cơ thể họ.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Nga không gọi thứ tình cảm cô dành cho nghề xăm là đam mê vì đam mê thì rất mù quáng và liều mạng. Nga dùng lý trí để làm việc nhiều hơn.

Sau nhiều năm đi làm, mình chợt nhận ra bản thân không thích cuộc sống công nghiệp, khi hiệu quả công việc hay hiệu quả kinh tế là trên hết. Còn một khi bước đến phòngxăm, dù bạn giàu hay nghèo, bạn làm nghề gì, nam hay nữ cũng đều phải trải qua một nỗi đau như nhau. Mình thích điều đó!”, Nga chia sẻ lý do cô bị cuốn hút bởi nghề xăm.

Năm 2013, Nga có chơi với một nhóm bạn học học ngành kiến trúc và nghệ thuật. Đây chính là những người đầu tiên không biết sợ, dám để một cô gái văn phòng tay ngang chẳng biết gì về xăm tạo hình “tác phẩm” lên da thịt họ.

Cảm giác thử làm một điều gì đó mình yêu thích sung sướng thật đấy, nhưng Nga quyết định dừng lại vì suy nghĩ:“Nếu không được đào tạo bài bản thì mình không nên xăm cho người khác. Một khiđã quyết định theo đuổi công việc này nghiêm túc thì mình cũng phải học, và cũng phải giỏi. Có như vậy, mới không biến những bạn mà mình xăm trở thành “giấy nháp” hoặc chỉ là một trò chơi thoáng qua”.

Tháng 3/2014, Nga nghỉ việc và bắt đầu học xăm. Lúc này, cô đã tích lũy được một khoản tiền phòng thân lúc khẩn cấp, và chi phí trang trải cuộc sống (tiền nhà, tiền ăn ở, đi lại…) trong suốt 1 năm nếu không kiếm ra tiền. Nói ra điều này để bạn thấy rằng: Nga không bất chấp hay mù quáng lao theo tiếng gọi của cái mà mình yêu. Cô có những hoạch định cụ thể cho tương lai của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu lựa chọn đó sai.

Nga vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình, người thân. Cô tuyên bố: “Nếu trong vòng 2 năm mà con không làm nên cơm cháo gì, không biến nghề xăm thành một công việc có thể nuôi sống mình, con sẽ dừng lại. Con sẽ tìm một con đường khác phù hợp với mình hơn, đơn giản nhất thì lại vác CV đi xin việc”.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Cô gái đang chăm chú tạo nên một tác phẩm trên da thịt khách hàng và lắng nghe câu chuyện cuộc đời họ.

Tuyên bố đã nói ra không rút lại được và may mắn, Nga đã chẳng còn lần nào để nghĩ đến chuyện vác CV đi xin việc khi cô đã tìm được một nghề nghiệp mới đúng như mong muốn.

“Mình tập trung học xăm trong khoảng 6 tháng thì bắt đầu làm nghề cho tới nay. Ban đầu, mình làm việc trong một studio bé xíu trên tầng 2 của một cửa hàng bán đồ dành cho dân chơi xe phân khối lớn. Sau đó một thời gian, mình chị chuyển tới một studio nho nhỏ nằm trên phố Cao Bá Quát trong một căn biệt thự Pháp cổ”, Nga nói.

Khách hàng xăm hình của Nga đa dạng, từ những bạn trẻ đang sống ở thủ đô yêu thích nét vẽ của cô cho đến khách du lịch, các chuyên gia nước ngoài, những người từng bị trầm cảm, một cô gái trốn chạy khỏi gia đình ở Ai Cập vì bị bạo hành bởi chính những người thân yêu…

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Bạn trẻ tìm thấy nhiều thứ hơn là một hình xăm khi đến với studio của Nga.

Ai đã từng bước vào tiệm xăm của Nga, họ đều hiểu mình không chỉ đi tìm một hình xăm đẹp, mà còn tìm đến nơi mình được lắng nghe, hay đơn giản là có một cuộc đời cần một người khác biết đến.

Tuổi trẻ: Đói ăn 1-2 bữa, mặc quần áo cũ một chút cũng không chết được đâu mà!

Nga từ chối gọi xăm là đam mê của mình, vì:“Xăm đối với mình là một phong cách sống. Đam mê của mình nằm ở cuộc sống và con người. Mà đam mê thì ai cũng biết, bản chất của nó là mù quáng và liều mạng. Nếu không thì đã không gọi là đam mê.

Đam mê như tình yêu, tình yêu thì như ngọn lửa, có thể cháy có thể tắt, tình yêu còn có thể làm ta đau, tình yêu có thể làm cho chúng ta buổi sáng dậy buồn tới mức không thể bước ra khỏi giường. Nếu làm việc mà cũng như thế thì chắc khách hàng của mình ngày hôm đó sẽ xui xẻo lắm”.

Nga cho rằng trong sâu thẳm con người, ai cũng đều vô thức yêu thích một thứ gì đó. Vì áp lực xã hội, vì những định kiến, những cái khuôn mà bố mẹ đặt con cái ngồi vào… người trẻ dần quên đi những yêu thích vô thức ấy.

Vậy bằng cách nào để bạn sống đúng với mong muốn ban đầu, ngay cả khi không thể thay đổi thực tế rằng kỳ vọng của gia đìnhrất có thể sẽ làm bạn lạc mất cái mình yêu?

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Nga chấp nhận từ bỏ cuộc sống tiện nghi để theo đuổi nghề xăm và hiện tại, thu nhập cô có được từ việc này cũng không hề nhỏ.

“Trước đây, mình quan tâm tới nghệ thuật, sáng tạo và những con người làm công việc này. Mình từng ao ước được như họ, sống cuộc sống tự do và say mê. Cảm giác sự yêu thích đó dường như là một thứ bẩm sinh, từ khi sinh ra đã có sẵn nhưng chẳng biết phát triển nó bằng cách nào.

Sau nhiều lựa chọn trong đời, mình ngẫm ra rằng: Không quan trọng là những năm tháng đầu đời bạn có được sống theo ý mình hay không, điều mấu chốt nằm ở việc bạn có đủ bản lĩnh để giữ câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi muốn gì?” trong mình đủ lâu, để chờ đến ngày nhận được câu trả lời.

Câu hỏi sẽ làm bạn trăn trở, thử nghiệm, thất bại, và rồi nếu câu hỏi vẫn còn đó sẽ thôi thúc mình tiếp tục đi tìm câu trả lời. Nếu bạn đã quên mất câu hỏi “Mình muốn gì?” thì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu trả lời nữa”, Nga đúc kết.

Nga của hiện tại vẫn khiến những người gặp cô lần đầu băn khoăn: sống như vậy là chất hay điên rồ?

Thật ra sống chất và điên rồ đều là từ dùng để chỉ một cách sống khác với số đông nhưng nó khác xa nhau về bản chất. Hai từ này đều làm người ta hiểu nhầm bởi sự sống tới tận cùng với một niềm tin tưởng nào đó nhưng nó lại khác nhau ở giá trị đạo đức. Đơn giản, khi cách sống chất của bạn có ảnh hưởng tới một ai đó hay lợi ích của một người khác theo hướng tiêu cực thì bỗng nhiên nó trở thành sự điên rồ.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Nga không muốn biến da thịt của người khác thành “giấy nháp” cho những thú vui bất chợt của mình.

Trong trường hợp của Nga, mọi việc may mắn là không đi theo hướng điên rồ.

Nga ttrải lòng cô chưa từng hối hận hay thấy quãng thời gian nào trong quá khứ là lãng phí. Tất cả đều tạo nên con người cô ngày hôm nay. Lúc làm công việc văn phòng cho Nga sự thoải mái về tài chính để có thể sống theo cách mà mình muốn, cũng như thời gian để suy nghĩ điều gì mình thực sự muốn làm. Cũng nhờ khoảng thời gian tại RMIT mà Nga có thể có nhiều khách hàng là người nước ngoài, cũng như có những kiến thức về kinh doanh để làm việc hiệu quả hơn.

Rồi cũng có người nói rằng làm thợ xăm thì phí bằng đại học. Nhưng bằng đại học đâu thể cho Nga một cuộc sống mà mình muốn sức khỏe tinh thần hay thể chất tốt như bây giờ và cả những bài học về sự lựa chọn nữa.

Cựu thí sinh Olympia bỏ việc nghìn đô theo nghề xăm: Tuổi trẻ, đói 1-2 bữa thì đã sao nhưng đừng sống an phận!

Một góc phòng xăm trong căn biệt thự cổ của Pháp mà Nga khó khăn lắm mới thuê được.

“Mình có câu cửa miệng là: Không chết được đâu mà. Nghe thì kì cục, nhưng chúng ta còn trẻ quá, khó khăn gian khổ là những điều quá là bình thường, đói ăn 1, 2 bữa hay mặc quần áo cũ một chút cũng chưa sao. Tuổi trẻ mà an phận, bằng lòng với hiện tại và không phát triển bản thân mới là nguy hiểm.Cuộc đời này đẹp là vì vậy, vì chúng ta có quyền lựa chọn, và chúng ta có quyền bắt đầu lại từ đầu khi nhận thấy mình làm sai”, Nga nhắn nhủ.

 

(2)

スポンサード リンク

Đó là khi diều gặp phải gió, là khi hai mảnh ghép khớp nhau giữa mớ hỗn độn muôn trùng, là được mơ tiếp giấc chiêm bao dở dang ngày trước. Chuyện tình mình không phải dễ dàng. Hai đứa đã phải chịu bao nhiêu sóng gió bên ngoài. Hôm nay chuyện này mai lại chuyện khác. Sáng vừa vui chiều lại buồn rơi nước mắt. Vậy mà không ai bỏ cuộc, cuối cùng em vẫn ở bên anh. Cuộc đời có quý giá bao nhiêu, cho anh xin đổi lấy thêm vài giây nhìn em ngủ say trong vòng tay này.

Anh đã từng chịu biết bao đau khổ, dằn vặt đấu tranh cho cái tình cảm đơn phương ngu ngốc của mình. Vì thế mà anh khó quên, nó như một vết sẹo hằn mãi trong tim.Từ khi hết lòng với cái tình cảm ngây ngốc ấyanh cảm thấy mình lười, lười bắt đầu, lười kết thúc,.. Anh không đủ kiên nhẫn để tán tỉnh một cô gái nào đó, càng không muốn mình bị gò bó trong bất kì mối quan hệ nào. Vì chán cảnh cô đơn nên anh đã bao lần nắm vội tay người khác, rồi hờ hững buông ra khi trong họ là đầy ắp yêu thương và phải khó khăn từng ngày để quên đi một kẻ như anh.Mọi chuyện tình đó như cơn gió thoảng, không đau, chỉ thoáng buồn. Những mối quan hệ ấy chưa từng có sóng gió, có chăng là do anh tạo ra, rồi tự phá đi hạnh phúc của chính mình. Vì trong anh còn quá khứ, còn hình bóng người cũ. Thì vậy, chóng chán, quen nhanh rồi chia nhanh. Từ khi chấm dứt tình cảm đơn phương ấy, anh luôn thờ ơ với tình cảm người khác dành cho mình, dù có sâu đậm đến mấy, anh vẫn xem nhẹ như một chiếc lá, rơi rồi thì thôi, không luyến tiếc, không muộn phiền.Anh thương em - tất cả của anh...

Vậy mà bên em, anh thấy hiện tại, thấy cả tương lai. Quên mất quá khứ có muôn vàn tệ hại, quên luôn mình đã từng là ai. Chỉ biết đến em, biết đến những ngọt ngào mà mình đang có.

Anh cũng mang cho mình một quá khứ nặng trĩu và đương nhiên nó không phải mây trắng, bao nhiêu nỗi ám ảnh, bao nhiêu vết hằn nơi đây sẽ chẳng ai có thể thấy và lấp đầy nó cho anh.

Năm tháng lẩn quẩn đó trôi qua như thế cho đến ngày gặp được em – người yêu và hiểu anh.

Vì em cũng có một quá khứ đầy nước mắt, trái tim không vẹn nguyên hoàn hảo như nụ cười của em – cái thứ mà em dùng để đối mặt với tất cả. Em đến và ôm lấy anh, ôm cả vết thương âm ỉ bấy lâu.

“Anh phải khác đi, phải tự cân bằng giữa tâm trạng vui và buồn bã.

Anh buộc phải thay đổi để thích nghi để khi cạnh anh, em không có gì để mà buồn cả.

Nên là bằng mọi giá, em à! Nếu có buồn em hãy cứ nói ra.

Chỉ là anh không thể giải quyết thì anh sẽ là người ở lại khóc cùng em mà..”

– Tất cả của anh – Khói.

Và anh đã chôn mớ kí ức đó vào sâu trong lòng để dành cho em chuỗi ngày hạnh phúc nhất.

Gặp em thì chữ thương lại đến trước chữ yêu.

Đó là khi diều gặp phải gió, là khi hai mảnh ghép khớp nhau giữa mớ hỗn độn muôn trùng, là được mơ tiếp giấc chiêm bao dở dang ngày trước. Chuyện tình mình không phải dễ dàng. Hai đứa đã phải chịu bao nhiêu sóng gió bên ngoài. Hôm nay chuyện này mai lại chuyện khác. Sáng vừa vui chiều lại buồn rơi nước mắt. Vậy mà không ai bỏ cuộc, cuối cùng em vẫn ở bên anh.

Vì thế mà anh không muốn gây thêm giông bão gì cho ngôi nhà nhỏ của mình nữa, một cơn mưa phùn cũng không. Mái ấm của anh phải có em, có gió mát, điều hoà mỗi khi em nóng, chứ không phải bão táp, mưa sa, sấm chớp, sợ hãi, buốt lòng.

Anh chịu thua em về mọi thứ, nói để em đừng im lặng và im lặng để nghe em nói. Không lớn tiếng, không cãi lại. Giận đã rồi thôi, mình lại bên nhau như ngày đầu, như chưa có gì xảy ra. Cảm ơn em vì những lần hờn dỗi la mắng nhé. Vì như thế mà anh biết được anh có một vị trí trong lòng em, còn được em quan tâm, lo lắng.

Cuộc đời có quý giá bao nhiêu, cho anh xin đổi lấy thêm vài giây nhìn em ngủ say trong vòng tay này.

Em có biết ý nghĩa của cái hôn trán không? Uhm, hôn lên trán là thương, là đau lòng, là xót xa, là muốn mọi thứ tốt đẹp nhất dành cho em, phải dành cho em.

*hôn trán*, anh thương em – tất cả của anh.

#rainross. Anh thương em - tất cả của anh...

#Nhatkidanong..

Suutam..2017/09/14

(2)

スポンサード リンク