Truyện cười」カテゴリーアーカイブ

– Trông nhà ngươi giống ta như như đúc, – công tước nói với một chàng trai tình cờ gặp ngoài đường. Mẹ nhà ngươi có khi nào đã từng làm người hầu trong cung điện của nhà ta hay không?

– Bẩm không ạ,  chàng trai được hỏi lễ phép trả lời, chỉ có cha em là đã có thời gian từng làm người quản ngựa cho quý bà sinh ra ngài  thôi ạ.

(13)

スポンサード リンク

Trong lần thi hội, Cống Quỳnh không có ý định ứng thí, nhưng vì nể lời chúa Trịnh ép đi thi để lấyTrạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời.

Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng biết chuyện đỗ đạt, nên táy máy giở bài ra xem lại. Thấy có một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ ngay một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng: Văn chương phú lục đã xong rồi, Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi, Tớ có một điều xin bảo thật Đứa nào cười tớ, nó ăn bòi.

Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội “phạm trường quy.” Thật ra, Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức.

Lúc ấy, có viên giám thị đi theo dõi. Liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, bèn chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc giám khảo rón rén đến dòm thử, thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo, nhưng cứ tảng lờ coi như không. Đợi đến lúc các quan trường xúm lại đông đảo, Quỳnh mới đưa bút viết tiếp hai câu thơ nữa vịnh bức tranh voi vừa vẽ:

Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc Chú sơ, chú phúc, rúc mà coi.

Đám quan viên lúc này cảm thấy sượng sùng nên bấm nhau rút lẹ. Đứng lâu ở đó e không khéo lại bị Quỳnh chơi khăm, mất mặt nữa.

(14)

 

Trong một lớp thực tập pháp y, giáo sư già đáng kính đang đứng bên cạnh một cái xác ướp dung để hướng dẫn thực tập.

– Làm nghề này điều quan trọng thứ nhất là phải bạo dạn và không sợ bẩn: Nói rôì giáo sư đút ngón tay vào hậu môn xác ướp và cho lên mồm mút, sau đó ông ta bắt các sinh viên làm theo. Sinh viên ở dưới bất đắc dĩ lam theo va thi nhau nôn oe.

– Điều quan trong thứ hai, giáo sư bình thản nói tiếp : Đó là óc quan sát và phân tích, vừa rồi tôi đút ngon tay trỏ nhưng khi đưa lên mồm mút thì là ngón giữa

-Ôi mẹ ơi !!!!!!!!

(8)

Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.

– Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:

– Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.

– Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ? – Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.

– Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!

– Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.

– Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.

– Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”

– Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?

– Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!

– Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!

– Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…

– Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.

-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

(68)

Một người đàn ông hỏi bác sĩ: “Thưa bác sĩ, vợ tôi rất hay ngoại tình, nhưng lúc nào cũng vậy,

mỗi khi tôi toan làm ầm lên thì cô ta lại nói: “Anh hãy uống một tách cà phê để bình tĩnh lại đã nào!”” – Tôi hiểu, nhưng ông cần tôi giúp gì mới được chứ?

– À, tôi chỉ muốn hỏi, uống nhiều cà phê như thế có hại cho sức khoẻ lắm không?

(23)

Một hôm Peter đang đi giữa đêm thì bị cảnh sát tóm, vì trông giống một tên tội phạm.

– Anh tên là gì? Nhà ở đâu?

– Peter, 321 cao ốc O. đường Baker.

Một lát sau: -Chúng tôi đã điều tra kĩ, ở số nhà trên, không có ai là Peter cả.

Thấy Peter cứ một mực cãi rằng đó là nhà của anh ta, cảnh sát bực quá, đánh cho anh ta một trận và nhốt vào trong đồn một tuần lễ. Khi được thả ra, mặt mũi anh ta vẫn còn sưng vù. Vừa trông thấy Peter, anh bạn cùng phòng kéo ngay vào phòng và đóng sập cửa lại:

– Mấy bữa trước, có một lũ cớm tới đây hỏi cậu, chắc lại có vụ nào béo bở hả, thấy cậu đi cả tuần lễ… bộ cậu đánh nhau với ai sao mà trông kì thế?

– Ðâu có tớ bị người ta đánh… nhưng…

– Thôi kệ nó, bỏ qua đi… thế cậu tìm được mối làm ăn nào thế?

– Ðâu có!!!???

– Khỏi cần giấu tớ, yên tâm đi, không ai biết đâu, bữa trước bọn cớm hỏi cậu, tớ đã trả lời rằng chẳng có Peter nào ở đây cả, chúng nản quá bỏ đi hết rồi… ha ha… đúng là bọn ngốc…

(23)

Có một anh đi làm ăn xa, lâu ngày về làng, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện lạ. Xin kể cho nghe. Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái. Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

Sưu tầm..

#Cuoithaga

Nguồn: Truyencuoihay.vn

(30)

Ông chồng nằm trên giường bệnh đã nhiều tháng, luôn được bà vợ chăm sóc rất tận tình. Một buổi sáng mở mắt ra, ông ta thều thào gọi: “Mình luôn ở bên tôi những lúc khó khăn. Khi tôi bị sa thải, có mình an ủi, khi tôi phá sản, mình giúp đỡ, khi tôi ngã từ trên tầng 2 xuống, mình cũng chăm lo, khi sức lực tôi kiệt quệ, mình vẫn vui vẻ… Và tôi nhận ra một điều…

– Bà vợ âu yếm hỏi: Gì thế mình?

– Chính mình đã đem lại cho tôi những điều xui xẻo.

 

Sưu tầm..

(20)

Một cậu bé bị nhân viên bảo vệ bắt giữ vì câu cá trộm ở một khu vực cấm câu cá với hai giỏ cá đầy.

– Cháu có giấy phép câu cá không?

– Dạ không có. Đây là cá cảnh của nhà cháu.

– Cá cảnh?

– Vâng đúng. Tối tối cháu đem cá ra đây thả xuống để cho chúng nó bơi vài vòng thư giãn rồi huýt sáo là chúng tự quay lại nhảy vào giỏ để lại mang về nhà.

– Nhảm nhí, cá không thể làm thế được.

– Vậy để cháu chỉ cho ông thấy.

– Được.

Vậy là cậu bé thả cá xuống hồ trước sự chứng kiến của nhân viên bảo vệ. Một lát sau.

– Thế nào? Cháu định bao giờ thì gọi chúng quay lại hả?

– Gọi ai lại ạ?

– Cá.

– Cá nào cơ ?

 

Sưu tầm..

(16)

Nhà nữ triết học khẳng định: “Chồng là một dạng vật chất, nó không bao giờ bị mất đi, chỉ chuyển từ ‘người’ này sang ‘người’ khác”.

Nhà nữ vật lý học thì nói: “Chồng chịu ảnh hưởng rất lớn của lực ‘vạn vật hấp dẫn’, khi xa thì hút khi gần thì đẩy”.

Cô nhân viên y tế thì cảnh báo: “Chồng là một loại vi khuẩn hay ‘lờn thuốc’, rất khó trị”.

Cô nhân viên ngân hàng thì than vãn: “Chồng là chuyên gia vay nóng, nhưng khả năng chi trả thì không có”.

Chị nông dân thì thú nhận: “Chồng là ‘lúa giống’, nếu ta không tranh thủ ‘sạ’ hết ở ruộng mình, có nguy cơ bị chị hàng xóm mượn giống”.

Sưu tầm..

(25)

スポンサード リンク